Bạn có biết cách nấu trà xanh tươi ngon chưa?

Chuẩn bị:

Cành trà xanh: thường là phần ngọn đã già, có nhiều lá bánh tẻ (là lá không quá non cũng không quá già). Cành trà xanh thường dài khoảng một gang tay, gồm cả ngọn, lá và thân cành. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua được tại các chợ, hoặc siêu thi. Nhớ chọn mua cành lá đẹp, lá không dập nát, không có các đốm cháy, quăn queo của lá bệnh.

Chăm chút ngay từ bước chọn nguyên liệu để có được ấm trà xanh thơm ngon đúng vị
Cây hương vị (tuỳ chọn): có thể là gừng, lá dứa thơm, sả hay bạc hà đều được, tùy vào sở thích và mục đích sử dụng riêng của mỗi người.

Pha trà xanh:

Kinh nghiệm truyền đời trong nghệ thuật pha trà tươi là chọn nguồn nước, nước trong mát mới không làm biến vị nước trà xanh. Xưa ở những vùng rừng núi, công phu phải chọn lấy nước khe sâu trong rừng… Không có nước khe, nước hãm trà tươi ngon nhất là nước mưa lấy từ bể trữ. Nước hãm trà tươi phải đun đạt tới độ sôi già và tuyệt đối không để bị “oi khói” mới dậy hương đậm vị, màu nước trà xanh sóng sánh, lóng lánh.

Khâu quan trọng tiếp theo trong cách nấu trà xanh tươi là khâu chọn trà. Dân gian truyền rằng: cây trà cao hay thấp đều dùng được nhưng, phải là cây trồng ở chỗ dại nắng. Trà dại nắng thì lá nhỏ, dày, màu vàng nhạt, gấp lại thấy nó giòn; loại lá này được nước, xanh trong, mới uống hơi chát miệng, sau có vị ngọt nơi cổ họng, người ta gọi là trà có hậu vị. Cây trà bóng thì lá to bản, mỏng, mềm, xanh ngắt, uống nhạt, không ngon. Cũng không được hái lá ở những cây trà chuyên để hái búp. Nấu loại lá này, nước trà sẽ đắng.

Xử lý lá trước khi nấu: Rửa sạch lá trà xanh, cắt riêng lá già, ngọn non và thân cành, vì ba thành phần này có hương vị và thời gian nấu khác nhau.

Cách nấu trà xanh tươi bạn nên biết

Phần lá già được vò nát. Việc này giúp các chất trong lá trà dễ dàng thoát ra ngoài khi nấu.

Phần thân cành cắt ngắn, khoảng 3–4cm để dễ dàng bỏ vào ấm.

Phần búp non để riêng.

Trần trà xanh với nước sôi: cho tất các nguyên liệu bạn đã xử lý ở bước trên, gồm lá xanh, thân cành và búp non vào bình trà, rót nước sôi ngập lá, ngâm trong khoảng 3 phút. Sau 3 phút, bạn đổ nước trần đi, thao tác này giúp lá trà sạch hơn, giảm độ nhựa, ngái và độ chát.

Nấu trà xanh:

Ấm nước nấu trà được nấu sôi trước, các phần lá trà xanh sau khi trần bạn bỏ trực tiếp vào ấm nước đang sôi, tiếp tục nấu trong 10 phút. Bạn có thể bỏ gừng / lá dứa / sả / bạc hà vào lúc này.

Cách nấu trà xanh tươi ttruyền thống là nấu bằng ấm đất và được khẳng định là ngon nhất.

Nước trà chín, vừa hé vung ra mùi thơm lan toả sực nức xung quanh. Người sành nấu trà xanh chỉ chọn ấm đất nung. Khi nấu, nhất thiết phải nút kín vòi ấm lại để giữ hương thơm và đề phòng khi quá lửa, nước cốt sôi trào ra ngoài mất.

Sau 10 phút, rót nước ra bình trà. Nhiều bạn có thói quen tiếp tục ngâm lá trà trong ấm, như vậy sẽ làm trà đắng chát, và có mùi nẫu không ngon.


Để nguội và có thể thưởng thức. Uống nóng hay uống lạnh đều tốt.

Bí quyết nấu trà xanh tươi giữ màu xanh được các nghệ nhân đường phố, các bà chủ quán nước Hà thành bật mí: Nấu nồi nước trà xong, trấn vào đấy một gáo nước lạnh rồi ủ nóng uống suốt cả ngày, nồi nước trà vẫn xanh, không bị chuyển thành màu hổ phách mất đi cái sắc đặc trưng, “nét duyên” của riêng nước trà tươi.

Máy sao chè Hồng Thắng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang